Đột quỵ do mỡ máu cao – mối đe dọa ngầm cho sức khỏe

Ths.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Trưởng khoa Nội thần kinh, bệnh viện Quân đội 175 cho biết, trong số các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ như huyết áp cao, bệnh tim mạch thì mỡ máu cao cũng là chiếm tỷ lệ lớn. Theo các nghiên cứu dịch tễ học được ACC/AHA trích dẫn, khi mức cholesterol toàn phần cao hơn, đặc biệt là trên 240 đến 270 mg/dL, sẽ liên quan đến tỷ lệ đột quỵ thiếu máu não tăng lên. Ví dụ, Hợp tác nghiên cứu đột quỵ châu Á – Thái Bình Dương (APCSC) phát hiện tỷ lệ đột quỵ thiếu máu não tăng 25% cho mỗi tăng 1 mmol/L (38,7 mg/dL) cholesterol toàn phần.

Mỡ máu cao có thể gây ra mảng xơ vữa động mạch dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Ảnh: PhotoAC

Mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào, sản xuất hormone và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mỡ máu xấu (LDL) tích tụ trong mạch máu thay vì được tái chế, có thể gây ra sự phản ứng viêm và dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch. Trong trường hợp mảng xơ vữa lớn có thể gây mất ổn định, bong tróc, và hình thành cục máu động làm tắc nghẽn mạch máu. Điều này dễ dẫn đến nguy có xuất hiện các cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Chưa kể, thông thường gan sẽ tạo ra đủ mỡ máu cho nhu cầu của cơ thể nhưng việc dung nạp thêm lượng mỡ máu từ các loại thực phẩm khiến lượng chất béo này bị dư thừa dẫn đến hẹp động mạch gây đột quỵ.

Điều đáng lo ngại hơn là mỡ máu cao và tăng huyết áp thường đi kèm nhau vì mỡ máu cao làm tắc nghẽn động mạch khiến huyết áp tăng và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên hơn ba lần. Nếu có thêm tiểu đường, thì “bộ ba tử thần” càng làm gia tăng lên đến hơn 6 lần khả năng bị bệnh lý tim mạch, bao gồm cả đột quỵ. 

Thay đổi nhỏ nhưng lợi ích lớn từ việc kiểm soát mỡ máu

Mỡ trong máu cao có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người.

Hay gặp nhất trong chứng tăng mỡ máu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần (có chất béo), bơ, thịt đỏ… trong các bữa ăn hàng ngày. 

Tiếp đến là người béo phì, lười vận động, ngoài ra có thể gặp do di truyền hoặc mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Đối với tăng triglycerid phần lớn là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, hoặc lười vận động.

Với người cao tuổi, ngoài những nguyên nhân trên thì do tuổi cao nên cơ thể người cao tuổi cũng dần lão hóa, suy giảm chức năng của các cơ quan có chức năng điều tiết mỡ máu như gan, mật… Điều này dẫn đến việc vận chuyển và đào thải mỡ thừa gặp khó khăn. Mỡ thừa không được đào thải dẫn đến tích tụ mỡ trong thành mạch gây nên chứng tăng mỡ máu. 

 Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần giảm mỡ máu phòng ngừa đột quỵ Ảnh: PhotoAC

BS. Hoàng Tiến Trọng Nghĩa nhấn mạnh, để giảm mỡ máu cao nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bằng việc tăng cường rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và giảm đồ ăn chế biến sẵn; Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày; Ngừng hút thuốc lá; Kiểm tra sức khỏe định kỳ; Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng.

Bên cạnh đó, sử dụng thêm các thực phẩm có chứa thành phần tốt cho tim mạch như axit béo DHA và EPA (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá hồi vân, cá trích và hàu…  cũng hiệu quả. EPA còn được gọi là chất có tính lọc máu bởi có khả năng làm giảm chất béo trung tính (triglycerides) có trong máu. Hơn nữa, EPA còn có thể làm giảm độ sánh của máu. Đồng thời có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành bằng cách hạ huyết áp. Do đó, EPA có ích trong việc ngăn ngừa xơ vữa mạch máu và các bệnh tim mạch. 

Theo một nghiên cứu phân tích gộp, DHA và EPA có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch xuống 18%.  

Bộ ba nattokinase, DHA và EPA được khuyến cáo sử dụng hàng ngày để nâng cao khả năng phòng ngừa đột quỵ. Ảnh: Dược Hậu Giang

Ngoài DHA và EPA thì nattokinase – enzyme có trong món Natto (đậu nành lên men) của Nhật Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nattokinase có khả năng hỗ trợ giảm đột nhớt của máu và phân hủy sợi fibrin cục máu đông, ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các tình trạng sức khỏe do cục máu đông gây ra như đột quỵ.

Với những giá trị đối với sức khỏe đã được ghi nhận, việc kết hợp nattokinase, DHA và EPA trong chế độ ăn hàng ngày giúp gia tăng lợi ích bảo vệ sức khỏe như giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, cải thiện lưu thông máu và duy trì huyết áp ổn định, giúp giảm mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch… mang lại hiệu quả phòng ngừa đột quỵ

Ngoài việc bổ sung nattokinase, DHA và EPA từ thực phẩm, để tiện lợi khi sử dụng cũng như gia tăng tối đa hiệu quả từ nguồn dưỡng chất, có thể xem xét sử dụng nattokinase, DHA và EPA từ sản phẩm NattoEnzym DHA EPA của Dược Hậu Giang. Với nguyên liệu nattokinase từ Nhật Bản, DHA và EPA từ Thụy Sĩ, Quercetin từ Tây Ban Nha, NattoEnzym DHA EPA đang được Dược Hậu Giang kỳ vọng là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ sức khỏe của người dân.

TPBVSK NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA – Hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

TPBVSK NattoEnzym, NattoEnzym 1000 và NattoEnzym DHA EPA có dấu mộc JNKA trên bao bì – chứng minh cho chất lượng sản phẩm đã được công nhận bởi Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Điện thoại: (0292) 3891433 GPQC: 345/2024/XNQC-ATTP

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ngọc Diệp